“tôi nói gì khi nói về chạy bộ” – HARUKI MURAKAMI
Thiên Nga dịch
Hẳn bạn đã từng đọc hay biết đến những quyển tiểu thuyết đình đám của nhà văn người Nhật này, tuy ông đã 5 lần “ vô duyên” với giải Nobel văn học, nhưng tên ông vẫn thường đi kèm với những cụm từ “ tác giả châu Á được yêu thích nhất ” “ nhà văn best-seller” “ nhà văn của giới trẻ”…bên cạnh đó, có một quyển tự truyện của ông tuy không quá đình đám nhưng cực kì đáng đọc.
ĐAU KHỔ LÀ TỰ NGUYỆN
Dòng chữ mở đầu quyển sách đã cực kì “ ám ảnh” tôi, bởi nó quá đúng. Nếu dùng lí thuyết tâm lí học về tháp nhu cầu của Maslow để phân tích, ta sẽ hiểu được đằng sau mỗi hành vi của con người đều gắn liền với những nhu cầu của bản thân, và việc duy trì sự sung sướng hay đau khổ cũng không nằm ngoài quy luật này. Đau khổ là tự nguyện là sự lựa chọn của bản thân, nó càng thể hiện rõ ràng ở những người tập chạy marathon, tác giả cũng là người tập bộ môn này- chạy bộ cự ly dài, ông tập chạy mỗi ngày trong suốt 20 năm và hằng năm ông đều tham gia ít nhất một cuộc đua marathon trên thế giới. Điều gì ở chạy bộ (hay là ở đau khổ?) đã hấp dẫn ông như vậy nhỉ? Chạy bộ là một phần quan trọng trong cuộc sống của Murakami, vậy nó đã góp phần như thế nào vào thành tựu văn học hiện nay của ông? Có đoạn ông viết thế này:
“ Tôi đã tưởng sẽ tự hào về cái mình đã làm được, nhưng ngay lúc này tôi không còn bận tâm nữa. Điều làm tôi hạnh phúc ngay lúc này đây là biết rằng mình không phải chạy thêm một bước nào nữa.
Phù! – Mình không phải chạy nữa.”
Vậy mà chỉ chừng một thời gian sau ông lại lên kế hoạch tập luyện và tham gia một cuộc đua marathon khác.
Bạn có đang thắc mắc giống tôi không?
Hãy thử trải nghiệm về chạy bộ trong tâm trí và tìm câu trả lời cho bạn với “ tôi nói gì khi nói về chạy bộ” của Haruki Murakami nhé!
K.N