THƯ GỬI THẦY – VĂN HÓA VÀ Tâm lý học
ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP CHO NHÀ THAM VẤN (NTV) TRONG “MÊ CUNG” ĐA VĂN HÓA CỦA THỜI ĐẠI HỘI NHẬP TOÀN CẦU?
Có quá nhiều dẫn chứng từ nghiên cứu đến thực tiễn đều hướng đến việc công nhận tác động của nền văn hóa nơi môi trường sống ảnh hưởng không hề nhỏ đến sự phát triển tâm lí con người. Trong xã hội hiện nay, thời đại hội nhập dẫn đến một thế hệ đa dạng văn hóa trong mỗi con người, phần lớn là do sự góp phần của internet, giúp kết nối toàn cầu, một người sinh ra ở bất kì nơi nào trên trái đất có internet, cũng đều có khả năng nhận sự ảnh hưởng từ văn hóa của khắp mọi đất nước khác, liệu việc liệt kê, định nghĩa, phân biệt các nền văn hóa có còn phù hợp với thời đại này?
Vậy một nhà tham vấn cần làm gì đối với những thách thức trên trong công việc tham vấn tâm lý?
Em nghĩ nhiều đến việc nếu như không có một định hướng phát triển các nghiên cưu khoa học về một nền văn hóa dân tộc rõ ràng và phù hợp với thời đại, có khi chúng ta sẽ mãi mãi chỉ ở phía sau chứ không thể cung cấp những thông tin thật sự có tính đóng góp cho xã hội, tuy vậy vẫn không thể phủ nhận giá trị của bất kì một nghiên cứu nào cho sự phát triển ngành.
Với những nghiên cứu hiện nay dường như đang hỗ trợ cho sự phát triền một NTV “toàn diện”- người có thể làm việc với bất kì TC có tiểu sử như nào, định hướng phát triển nguồn nhân lực tham vấn viên như vậy cho ngành liệu có khả thi?
Em từng nghe về một tư tưởng của ngài Gandhi về vấn đề “nên sử dụng hạt giống địa phương hơn là các loại được lai tạo để có thể thích nghi với nhiều môi trường địa lí nhầm thúc đẩy phát triển kinh tế” vì sự tiến hóa phát triển của một loài ở một vùng địa lí nào đó dường như không phải là sự ngẫu nhiên, không có lí do của nó ,nhưng thế giới không nghĩ như vậy và với rất nhiều nổ lực trong nghiên cứu của các nhà khoa học có vẻ như con người đã thành công( theo một định nghĩa nào đó ) và chứng minh được trí thông minh vượt trội của mình, nhưng kết quả của tất cả những công sức , trí tuệ đó mang lại điều gì cho chúng ta?…
Quay lại với những thách thức hiện nay của ngành, em nghĩ nhiều đến việc có lẽ chúng ta cũng đang đi vào “vết xe bò” đó, đã có nghiên cứu nào về việc nếu như NTV tập trung làm việc với những TC có một sự tương đồng trong sự phát triển TL với NTV thì sẽ mang lại những kết quả ntn chưa ha thầy? Em muốn làm rõ sự khác nhau giữa sự tương đồng về sự phát triển tâm lí với việc có những trải nghiệm giống nhau, nhưng chỉ mới nghĩ được một sự khác biệt duy nhất là về sự tương đồng trong phát triển tâm lí có lẽ nó tác động đến con người ở tầng vô thức tập thể, còn giống nhau về trải nghiệm thì không có giá trị vì cách phản ứng của từng người trong các hoàn cảnh được xử lí ở tầng ý thức.
Vậy nên hiện tại kết luận của em cho những vấn đề khó khăn liên qua đến văn hóa trong làm tham vấn là chúng ta cũng không nên quá làm khó mình là theo đuổi một mục tiêu “toàn diện” mà có thể chủ động chọn giải pháp dễ hơn là hãy làm việc ở những khu vực có sự tương đồng với mình.
K.N