#ibelieveinmyway

THAM VẤN

Lịch sử phát triển ngành Tham vấn:
Định nghĩa Tham vấn hướng nghiệp:

Tham vấn hướng nghiệp là quá trình tương tác giữa nhà tham vấn và thân chủ, trong đó nhà tham vấn vận dụng các kiến thức và kỹ năng của bản thân để trợ giúp thân chủ nhằm giúp họ nâng cao năng lực tự giải quyết những khó khăn gặp phải trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp tương lai.



Trương Thị Hoa (2014). Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông kv Hà Nội qua tham vấn nghề, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Bộ giáo dục và đào tạo, Viện khoa học giáo dục Việt Nam.
Giáo dục hướng nghiệp qua Tham vấn hướng nghiệp:

GDHN là một tổ hợp các hoạt động của nhà trường, gia đình và xã hội trong đó có nhà trường đóng vai trò chủ đạo trong việc cung cấp tri thức, hình thành kĩ năng chọn nghề cho HS, trên cơ sở đó HS lựa chọn nghề phù hợp với năng lực, tính cách, sở thích, giá trị của bản thân, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh gia đình và phù hợp với nhu cầu xã hội.

GIÁO DỤC

Trong bối cảnh nền giáo dục Viêt Nam hiện nay, có lẽ sẽ dễ dàng bắt gặp các bạn thanh niên cảm thấy khó khăn khi trả lời câu hỏi: Học để làm gì?

Vai trò của nền giáo dục nước nhà hiện nay, dường như đang có cảnh ngộ như nền bóng đá đất Thái. Tuy đã và đang đầu tư rất nhiều, nhưng sự đóng góp của nó ngày càng mờ nhạt với đất nước. Tuy nhiên, nếu vì bối cảnh ở Việt Nam mà đánh đồng ý nghĩa cao cả của Giáo dục là không hữu ích thì thật bất công.

Thật vậy, giáo dục Việt Nam có thể hiện đang gặp nhiều khó khăn để tìm hướng đi phù hợp với bối cảnh xã hội. Nhưng không gì là không thể, nếu như tất cả chúng ta vẫn luôn giữ niềm tin và hướng đến đều tốt đẹp trong tương lai. Như cách chúng ta vẫn luôn giữ tình yêu bóng đá nước nhà trong tim suốt hàng chục năm qua, mặc cho sự thể hiện của đội tuyển đã từng khiến người hâm mộ tuyệt vọng đến thế nào.

Có một sự tương đồng nữa giữa nền giáo dục và nền bóng đá của Việt Nam, đó là nó cũng đã từng cực kì huy hoàn trước khi rơi vào hố đen như hiện nay. (Tôi xin lỗi vì những thông tin này không được kiểm chứng qua các tài liệu khoa học mà chỉ là ý kiến cá nhân tôi.)

CÔN ĐẢO

Nếu bạn đã từng đến Côn Đảo, có lẽ bạn sẽ biết tôi đang định nhắc đến thời đại nào!

Khi đến Côn Đảo, hướng dẫn viên ở các khu di tích Nhà tù Côn Đảo không chỉ là hướng dẫn viên về du lịch, mà họ còn đang thực hiện nhiệm vụ giáo dục về chiến tranh cho khách tham quan. Họ sẽ kể bạn nghe về sự tàn bạo nơi lao tù, về cách các tù nhân chính trị quyết sống và chiến đầu đến cùng trong “địa ngục trần gian”. Những câu chuyện đã đem lại không chỉ bài học về sự tàn nhẫn của chiến tranh mà còn là sức sống mãnh liệt của con người. Đó là minh chứng rực rỡ nhất cho việc con người sẽ vượt qua được bất kì sự tra tấn, hành hạ nào khi trong tim ta luôn có một đoá hoa – niềm tin vào điều tốt đẹp của tương lai.

Sau khi tham quan nhà tù Côn Đảo, bạn hãy đến Bảo tàng Côn Đảo để thật sự bắt đầu “bài học lớn” mà Côn Đảo mang đến cho thế hệ con cháu. Ở đó trưng bày rất nhiều bút tích ghi chép tài liệu học tập của tù nhân, chắc chắn bạn sẽ ngỡ ngàng vì dòng chữ viết tay đẹp hơn cả font chữ “hoàn hảo” của Apple mà Steve Job vẫn luôn tự hào!

Muốn hoa nở ở đâu, thì ta phải gieo hạt ở đó.

Đó cũng là chính sách mà Đảng Cộng Sản Việt Nam đã vạch ra cho các chiến sĩ “tù nhân”. Ở tù không phải là cứ vậy chờ chết. Mà phải là chiến đấu cho đến hơi thở cuối cùng. Từ đó, các lớp học chính trị do các đồng chí cấp cao của Đảng bị bắt giam nơi Côn Đảo mở ra, bí mật dạy cho tất cả các tù nhân, để kêu gọi cùng nhau đoàn kết chiến đấu trên mặt trận tư tưởng với quân thù.

Tương tự với chính sách trong nhà tù Côn Đảo, giáo dục tư tưởng làm cách mạng của Đảng là hoạt động cực kì quan trọng suốt hành trình giành độc lập của đất nước ta, trong tất cả các thời kì bị cai trị bởi các cường quốc thế giới.

Tôi tự hỏi nếu không có hoạt động giáo dục, liệu toàn dân Việt Nam có thể cùng nhau đoàn kết một lòng giành độc lập, tự do cho dân tộc hay không?

Và trong bất kì thời đại nào, để có sự kết nối ở pham vị toàn dân, vai trò của giáo dục là một điều không thể thiếu được.

Một buổi sáng ở Côn Đảo

HỌC, HỌC NỮA, HỌC MÃI

Khu trưng bày cuối cùng của Bảo tàng Côn Đảo là khu vực dành riêng cho vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta. Tôi đặc biệt cảm động khi nhìn thấy dòng chữ băng rôn trang trọng phía trên các bức ảnh của Bác – lời Bác nhắn nhủ với toàn thể đồng bào:

“Chúng ta phải học và hoạt động cách mạng suốt đời. Còn sống là còn phải học, còn phải hoạt động cách mạng.”

hồ chí minh
Học tập suốt đời – đó là chân lí không chỉ Hồ Chí Minh, mà từ các vị hiền triết đến tất thảy các tỷ phú trên thế giới đã luôn nhắc đến trong bí quyết đưa họ đến thành công.
Vậy liệu nếu không học, bạn và tôi sẽ như thế nào?

K.N